Gieo quẻ Khổng Minh
"Sở cầu tất ứng - Sở nguyện lòng tâm"
Kết quả gieo quẻ Khổng Minh tại đây! |
Xin quý vị rửa tay rửa mặt thành tâm. Sau đó khấn nguyện điều mình muốn xin. Tiếp theo bấm vào nút >> Gieo quẻ >> để nhận kết quả >> Tử Vi Số Mệnh chúc quý vị xin được quẻ thẻ tốt! |
Gieo quẻ KHỔNG MINH chuẩn xác
Gieo quẻ KHỔNG MINH chuẩn xác là một chức năng gieo quẻ được Tử Vi số học phát triển nhằm đem đến trải nghiệm hữu ích cho bạn đọc tin trên website.
1 - Khổng Minh là ai?
Gia Cát Lượng tự Khổng Minh, là người đất Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Đông Hán. Ông sinh vào khoảng năm 181 thời Hán Linh Đế. Vào khoảng năm 200, hai thế lực lớn là Tào Tháo và Viên Thiệu giao chiến ở trận Quan Độ, chèn ép Lưu Bị. Khi Lưu Bị chạy về Tân Dã, và nhờ Tư Mã Huy tìm người phò trợ. Huy đáp: “Bọn nho sinh đời nay chỉ là một phường tục sĩ, hạng tuấn kiệt hai người, đó là Ngọa Long và Phượng Sồ. Ngọa Long tức Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ tức Bàng Thống tự Sĩ Nguyên. Có được một trong 2 người đó thì có thể định được thiên hạ”. Lưu Bị tin theo, 3 lần đến nhà mời Lượng phò trợ mới đưa được người xuống núi. Năm đó, Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng mới có 27 tuổi chính thức bước vào vũ đài chính trị. Trong “Tam quốc diễn nghĩa” cũng ghi lại sự kiện này:
“Hán tặc phân minh trí chẩm biên
Đường đường đế trụ thảo lư tiền
Thùy tri khoảnh khắc đàm tâm xứ
Mưu đắc giang sơn ngũ thập niên”
Gia Cát Lượng là người có công lớn trong việc giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam quốc, tạo liên minh Thục-Ngô chống Ngụy. Ông là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại, được sánh với Tôn Tử.
Không chỉ là một Chính trị gia vĩ đại, Khổng Minh còn là một nhà phát minh, một trung thần lương nghĩa nổi tiếng. Gia Cát Lượng tự nói bản thân mình “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” với Ấu chúa Lưu Thiện khi ngài mới trị vì. Tấm lòng tận trung báo quốc của Khổng Minh được người dân ca ngợi ngàn đời. Thậm chí con trai và cháu nội của ông cũng kế thừa chí nguyện bảo vệ nhà Hán và đã anh dũng tử trận khi nhà Thục Hán sắp sụp đổ. Tạo nên tấm gương “Trung nghĩa truyền gia thế vô song, ba đời trung liệt chiếu sử xanh” nổi tiếng lịch sử của nhà Gia Cát.
Lại nói về những phát minh vĩ đại của Gia Cát Lượng, ông là cha đẻ của bánh màn thầu, loại bánh nổi tiếng của Trung Quốc cho tới tận ngày nay. Ông còn phát minh ra khinh khí cầu, và vô số thiết bị quân sự khác. Đèn Khổng Minh là phát minh mà sau này vẫn được rất nhiều người sử dụng, tên ông được đặt cho chính phát minh vĩ đại của mình.
Gia Cát Lượng cũng là vị quan văn duy nhất thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu. Ông khi còn sống có tước hiệu Vũ hương hầu, sau khi mất có thụy hiệu là Trung Vũ Hầu, do đó hậu thế thường hay gọi ông là Vũ Hầu hay Gia Cát Vũ Hầu để tỏ lòng tôn kính.
Hình tượng của ông được dân gian ca tụng qua những câu chuyện lưu truyền suốt cả nghìn năm. Tác giả La Quán Trung sau này đã tiểu thuyết hóa và đưa ông vào trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, một trong Tứ đại kỳ thư của văn học Trung Hoa.
“Dẹp loạn phò chúa yếu,
Ân cần việc thác cô.
Tài cao hơn Quản, Nhạc.
Mẹo giỏi quá Tôn, Ngô.
Thắm thiết lời dâng biểu,
Tài tình phép trận đồ.
Đức ngài cao thịnh lắm,
Thiên cổ tiếng thơm tho!”
(Nguyên Vi Chi)