XIN XĂM ÔNG BỔN
"Sở cầu tất ứng - Sở nguyện lòng tâm"
Kết quả xin xăm Ông Bổn tại đây! |
Xin quý vị rửa tay rửa mặt thành tâm. Sau đó khấn nguyện điều mình muốn xin. Tiếp theo bấm vào nút >> Xin xăm >> để nhận kết quả >> Tử Vi Số Mệnh chúc quý vị xin được quẻ xăm tốt! |
Xin xăm Ông Bổn linh thiêng chuẩn xác
Có tất cả 28 quẻ lấy theo tên của 28 chòm sao (nhị thập bát tú):-
Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ
Đẩu, Ngưu, Nữ , Hư, Nguy, Thất, Bích
Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm
Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn
1 - Sự tích Ông Bổn
Trong khi hầu hết các chùa, đền, miếu, hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn đều thờ chính là Thiên Hậu Thánh Mẫu hay Quan Đế, thì miếu Nhị Phủ là nơi duy nhất thờ Bổn Đầu Công, vị thần bảo vệ đất đai và con người.
Về lai lịch Bổn Đầu Công, học giả Vương Hồng Sển cho biết:
Nguyên đời Vĩnh Lạc (1403-1424), vua có sai ông thái giám Trịnh Hòa (sách Pháp âm: Cheng Ho), cỡi thuyền buồm dạo khắp các nước miền Đông Nam Á ban bố văn hóa Trung Hoa, và luôn dịp mua về cho hoàng đế Minh Triều những kỳ trân dị bửu Ấn Độ, Xiêm La, Miến Điện, Cao Miên, Việt Nam, Chiêm Thành, Tân Gia Ba, Chà Và, Nam Dương Quần Đảo...
Trịnh Hòa tỏ ra vừa nhà thám hiểm, du lịch, khảo cứu địa dư, ngoại giao, ngôn ngữ học, mỗi mỗi đều tài tình. Đi đến đâu, ông thi nhân bố đức, và đưa người Tàu đến lập nghiệp đến đó, hoặc chỗ nào có người Trung Hoa ở sẵn thì ông chỉnh đốn sắp đặt cho có thêm trật tự. Sau nầy ông mất, dân ngoại kiều cảm đức sâu, thờ làm phúc thần, vua sắc phong "Tam Bửu Công", cũng gọi "Bổn Đầu Công" (đọc theo tiếng Quảng là Pủn Thầu Cúng) gọi tắt là "Ông Bổn".[4]
Ở Nhị Phủ, trang thờ “Phúc đức chính thần” tức ông Bổn, chiếm vị trí trung tâm của gian chính điện. Tượng ông Bổn bằng gỗ cao khoảng 1,5m, thể hiện một ông già quắc thước, khoan hòa với chòm râu bạc trắng buông dài, dáng ngồi thoải mái, một tay gác lên tay ngai, một tay vuốt chòm râu...
Ngoài Ông Bổn được thờ chính (ngày lễ tế: 15 tháng 8 âm lịch), Nhị Phủ còn thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Quảng Trạch Tôn Vương, Quảng Đại Tôn Vương, Thái Tuế, Quan Công, Quan Thế Âm bồ tát, Chúa Sanh nương nương, Hoa Phấn phu nhân, cùng rất nhiều vị thần khác.
Miếu Nhị Phủ còn có tên là Hội quán Nhị Phủ hay chùa Ông Bổn; là một ngôi miếu do người Hoa xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa (nay là vùng Chợ Lớn) vào khoảng đầu thế kỷ 18. Hiện ngôi miếu tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
2 - Cách xin xăm Ông Bổn
1. Dùng hai mảnh xâm bằng gỗ (hoặc hai đồng xu có đánh dấu âm-dương)
2. Quì xuống trước bàn thờ “Bổn Đầu Công” thành tâm khấn vái:-
- Họ tên...
- Tuổi...
- Chỗ ở...
Có việc xin hỏi về:- …………. (gia đạo, buôn bán, sức khỏe …) Cầu xin Ông Bổn chỉ bảo điều hay lẽ thật, tốt xấu ra sao, để tránh dữ tìm lành, lánh hung đạt cát…..
Có thể đọc thêm bài kệ khấn nguyện sau:
Chí thành cầu nguyện Bổn Đầu Công
Thần lực tứ ban trợ ngã thông
Linh ứng nhất thiêm minh bạch sự
Viễn ly tai họa tạ ân công.
Dịch:
Chí thành cầu nguyện đức ân sâu
Giáng quẻ linh cho rõ đuôi đầu
Dỡ hay sớm biết, tìm an ổn
Tránh khỏi họa tai, cảm đạo mầu.
Thành tâm kính bái. (lạy 3 lạy)
Gieo 2 mảnh xâm (hoặc đồng xu tiền) xuống đất. Nếu:-[/b][/i]
- 2 mảnh (đồng) cùng ngửa thì là quẻ DƯƠNG.
- 2 mảnh (đồng) cùng sấp thì là quẻ ÂM.
- 1 mảnh (đồng) sấp 1 mảnh (đồng) ngửa thì là quẻ THÁNH
Xếp kết quả theo thứ tự lần 1,2,3 ta sẽ được kết quả. Xem lời giải phía dưới.
Lạy Ông Bổn 3 lạy để tạ ơn, đứng dậy xá 3 xá.
Ghi chú :
Cách phân biệt hai quẻ số 9 và 14 đều là : ÂM-DƯƠNG-DƯƠNG.
Vì tổng số quẻ là tổ hợp của 3 nên tối đa chỉ có 27 quẻ mà thôi. Nay muốn ứng theo “Nhị thập bát quái = 28 tú” tức là phải có 28 quẻ nên thành ra có 2 quẻ phải trùng nhau. (số 9 và 14 đều là Âm-Dương-Dương).
Vậy nếu khi gieo mà thấy quẻ là “ÂM—DƯƠNG—DƯƠNG” thì phải dùng một thẻ keo (hoặc đồng xu) có “Âm-Dương” mà vái nguyện tiếp:-
“Kính xin Ngài Bổn Đầu Công quyết định chọn 1 trong 2 quẻ như sau :-
1. Nếu keo là “Dương” thì là quẻ số 9.
2. Nếu keo là “Âm” thì là quẻ số 14.
Xin thành tâm biết ơn Ngài. (lạy 3 lạy)”
Kế đó gieo mảnh keo xuống đất hoặc dĩa, biết âm hay dương mà định quẻ.